Tại Sao Ông Táo Lại Cưỡi Cá Chép Về Trời

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi gia đình đều sắm sửa mâm cơm thịnh soạn để làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm mâm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau, hoa quả, quần áo vàng mã… đặc biệt, không thể thiếu một con cá chép.

Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, cá chép là “ngựa” để ông Công ông Táo cưỡi, bay về trời báo cáo công việc trong gia đình của một năm cũ. Nhưng có ai biết tại sao không cúng cho ông Táo con ngựa chẳng hạn mà phải cúng cá chép? Và tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời và không cưỡi con khác?

Tại sao ông táo lại cưỡi cá chép về trời

Tại sao ông táo lại cưỡi cá chép về trời

Tại sao cá chép lại có thể bay được?

Theo tài liệu cổ ghi lại, đời Tống (Trung Quốc), người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá (không nói rõ cá gì), một thủ lợn linh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

Tại Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại năm 1915 cho biết, người Việt Nam cúng ông Công ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” cho Táo lên trời.

“Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”, giáo sư Hoạch nói.

Giáo sư Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cho biết thêm, trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng lên có thể bay lên được.

Ngoài ra, dân gian vẫn tương truyền sự tích “cá vượt vũ môn” để nói đến việc cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.

“Dân gian đã nhận thức như thế, vì vậy chỉ có cá chép mới có thể cõng ông Công ông Táo lên chầu trời. Những con vật khác đều không có năng lực”, giáo sư Biền nói.

Tại sao ông táo lại cưỡi cá chép về trời

Vì sao phải cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp?

Người Việt Nam quan niệm Táo quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp để kịp giờ ông Táo lên Thiên đình.

Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa ông Táo về trời, e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

<

p style=”text-align: right;”>Theo Triệu Quang (Dân Việt)

0788.45.45.44